Ảnh hưởng đến sức khỏe Chì

Bài chi tiết: Ngộ độc chì

Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì.[23] Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh như PbO2) có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thướng giống như đau bụng. Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản và sinh dục ở nam giới.[24] Thuốc giải hoặc điều trị nhiễm độc chì là dimercaprolsuccimer.

NFPA 704
"Biểu đồ cháy"
"Hình vuông cháy" của hạt chì

Sự quan tâm đến vai trò của chì trong việc giảm nhận thức ở trẻ em đã phổ biến rộng rãi việc giảm sử dụng nó (tiếp xúc với chì liên quan đến giảm khả năng học).[25] Hầu hết các trường hợp hàm lượng chì trong máu cao ở người lớn liên quan đến nơi làm việc.[26] Hàm lượng chì trong máu cao liên quan với tuổi dậy thì ở bé gái.[27] Ảnh hưởng của chì cũng làm giảm vĩnh viễn khả năng nhận thức của trẻ em khi tiếp xúc ở mức cực kỳ thấp.[28]

Trong suốt thế kỷ XX, việc sử dụng chì làm chất tạo màu trong sơn đã giảm mạnh do những mối nguy hiểm từ ngộ độc chì, đặc biệt là ở trẻ em.[29][30] Vào giữa thập niên 1980, có sự thay đổi đáng kể trong cách thức chấm dứt sử dụng chì. Hầu hết sự thay đổi này là kết quả của sự tuân thủ của người tiêu dùng Mỹ với cách quy tắc môi trường đã làm giảm đáng kể hoặc loại hẳn việc sử dụng chì trong các sản phẩm khác pin như gasoline, sơn, chì hàn, và hệ thống nước. Sử dụng chì đang được Liên minh châu Âu cắt giảm theo chỉ thị RoHS. Chì vẫn có thể được tìm thấy với lượng có thể gây hại trong gốm làm từ cát, vinyl (sử dụng làm ống và phần cách điện của dây điện), và đồng được sản xuất tại Trung Quốc. Giữa năm 2006 và 2007, các đồ chơi trẻ em sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi, nguyên nhân cơ bản là sơn chứa chì được sử dụng để tạo màu cho sản phẩm.[31][32]

Các muối chì được sử dụng trong men gốm đôi khi gây ngộ độc, khi các nước uống có tính axit như nước ép trái cây, đã làm rò rĩ các ion chì ra khỏi men.[33] Chì(II) axetat đã từng được đế quốc La Mã sử dụng để làm cho rượu ngọt hơn, và một số người xem đây là nguyên nhân của chứng mất trí của một số hoàng đế La Mã.[34]

Chì làm ô nhiễm đất cũng là một vấn đề cần quan tâm, vì chì có mặt trong các mỏ tự nhiên và cũng có thể đi vào đất thông qua sự rò rĩ từ gasoline của các bồn chứa dưới mặt đất hoặc các dòng thảy của sơn chứa chì hoặc từ các nguồn của các ngành công nghiệp sử dụng chì.

Chì trong không khí có thể bị hít vào hoặc ăn sau khi nó lắng đọng. Nó bị hấp thụ nhanh chóng vào máu và được tin là có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận, và hệ miễn dịch.[35]

Đặc điểm sinh hóa của ngộ độc chì

Trong cơ thể người, chì ức chế tổng hợp porphobilinogen synthaseferrochelatase, chống lại sự hình thành cả hai chất porphobilinogen và kết hợp với sắt tạo thành protoporphyrin IX, giai đoạn cuối cùng trong sự tổng hợp heme. Quá trình này làm cho sự tổng hợp heme không hiệu quả và sau đó làm microcytic anemia.[36] Ở các mức thấp hơn, nó có vai trò tương tự như canxi, can thiệp vào các kên ion trong quá trình truyền dẫn thần kinh. Đây là một trong những cơ chế mà theo đó nó can thiệp vào nhận thức. Nhiễm độc chì cấp tính được chữa trị bằng cách sử dụng dinatri canxi edetat: là canxi chelat của muối dinatri của axit ethylene-diamine-tetracetic (EDTA). Chất này có ái lực lớn với chì hơn là canxi và do đó tạo ra chì chelat bằng các trao đổi ion. Chất này sau đó được bài tiết qua đường tiểu, trong khi canxi còn lại là vô hại.[37]

Rò rỉ chì từ các bề mặt kim loại

Biểu đồ Pourbaix bên dưới cho thấy chì dễ ăn mòn trong môi trường citrat hơn trong môi trường không tạo phức. Phần trung tâm của biểu đồ cho thấy rằng kim loại chì bị ôxy hóa dễ dàng trong môi trường citrat hơn là trong nước thông thường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chì http://www.derm.qld.gov.au/heritage/documents/tn_p... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/333514 http://books.google.com/?id=Qt8LEB7_HyQC&pg=PA153 http://books.google.com/?id=WbBH5QFXOhoC&pg=PT475 http://books.google.com/?id=YUkJNI9QYsUC&pg=PA106 http://www.google.com/books?id=D9nYWCv_FE4C&prints... http://www.infomine.com/commodities/lead.asp http://www.msnbc.msn.com/id/20254745/ns/business-c... http://www.nytimes.com/2007/08/02/business/02toy.h... http://www.nytimes.com/2007/08/21/science/21angi.h...